CÔNG TY LUẬT ANT

Công ty Luật hàng đầu Việt Nam

CÔNG TY LUẬT ANT

Tư vấn pháp lý cho tổ chức công ty và cá nhân

CÔNG TY LUẬT ANT

Tư vấn pháp luật uy tín

CÔNG TY LUẬT ANT

Đội ngũ luật sư chuyên nghiệp

CÔNG TY LUẬT ANT

Có nhiều kinh nghiệm và chuyên môn cao

Thứ Năm, 30 tháng 5, 2019

Giải Quyết Ly Hôn Với Một Bên Mắc Bệnh Tâm Thần

Trong thực tiễn cuộc sống nhiều cặp vợ chồng khi kết hôn sức khỏe đều bình thường nhưng trong thời gian tồn tại hôn nhân do bị ốm đau hoặc tai nạn dẫn đến bị bệnh tâm thần…Hoặc bị một bệnh khác mà không làm chủ được hành vi của mình, đã có thời gian dài điều trị bệnh nhưng không khỏi.

 Từ nhu cầu thực tế của cuộc sống cần giải quyết ly hôn và việc yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn có thể xảy ra hai trường hợp: Một bên vợ (chồng) của người bị bệnh tâm thần yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Bên người bị bệnh tâm thần cần phải giải quyết ly hôn vì lúc này người bị bệnh tâm thần cuộc sống của họ phải nhờ vào người khác (mà một bên vợ hoặc chồng không có trách nhiệm) do đó họ cần được chia tài sản chung để đảm bảo cho cuộc sống của họ.
 Về căn cứ cho ly hôn được quy định tại Điều 89 Luật Hôn nhân và gia đình Tòa án căn cứ để giải quyết như sau: “Tòa án xem xét yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được, thì Tòa án quyết định cho ly hôn”. Nhưng chúng ta biết rằng người bị bệnh tâm thần là người không có khả năng nhận thức, không làm chủ được hành vi của mình. Do đó khi có một bên có yêu cầu ly hôn thì có thể giải quyết ly hôn thông qua một trong các thủ tục sau:
 Thông qua người đại diện: Tại khoản 3 Điều 73 của Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) quy định: “…đối với việc ly hôn, đương sự không được uỷ quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng”. Đối với người bị bệnh tâm thần họ không có khả năng nhận thức nên họ không biết gì về ly hôn, cũng không biết gì về uỷ quyền và họ cũng không thể thực hiện được việc uỷ quyền. Do đó không thể thực hiện được thủ tục đại diện để giải quyết việc ly hôn đối với người bị bệnh tâm thần.

Thông qua người giám hộ: Theo quy định tại khoản 2 Điều 58 của Bộ luật Dân sự (BLDS) thì: “Người được giám hộ bao gồm:… b, Người mất năng lực hành vi dân sự”. Người mất năng lực hành vi dân sự theo quy định tại khoản 1 Điều 22 BLDS: “Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc do bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở của tổ chức giám định”.
 Mặt khác trong BLTTDS cũng như Luật Hôn nhân và gia đình không quy định Tòa án được giải quyết ly hôn đối với người bị bệnh tâm thần nhưng tại Điều 182 BLTTDS có quy định về những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được. Khoản 3 điều luật này quy định: “Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự”. Khoản 3 Điều 182 BLTTDS quy định về trường hợp không tiến hành hòa giải được, tức là việc ly hôn của người bị bệnh tâm thần được giải quyết theo thủ tục tố tụng của BLTTDS.
 Như vậy khi giải quyết ly hôn với một người bị bệnh tâm thần thì được giải quyết theo thủ tục có người giám hộ sau khi người bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác không nhận thức làm chủ hành vi của mình được Tòa án quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự có hiệu lực pháp luật.
 Khi một người đã mất năng lực hành vi dân sự thì người giám hộ đương nhiên là người vợ hoặc chồng theo khoản 1 Điều 62 BLDS “Trong trường hợp vợ mất năng lực hành vi dân sự thì người chồng là người giám hộ; nếu chồng mất năng lực hành vị dân sự thì người vợ là người giám hộ”. Hoặc theo khoản 2 Điều 24 Luật Hôn nhân và gia đình quy định “Vợ chồng đại diện cho nhau khi một bên mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có đủ điều kiện làm người giám hộ hoặc khi một bên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà bên kia được Tòa án chỉ định làm người đại diện theo pháp luật cho người đó”. Song nếu để vợ hoặc chồng người bệnh làm người giám hộ thì không đảm bảo công bằng vì quyền lợi đối lập nhau, lúc này người vợ hoặc chồng làm thủ tục xin ly hôn có hai tư cách: Vừa là nguyên đơn vừa là người giám hộ, đại diện cho người mất năng lực hành vi dân sự (bị đơn). Đây là trường hợp không được tồn tại trong một vụ án vì quyền lợi hai bên rõ ràng là đối lập nhau (khoản 1 Điều 75 BLTTDS). Mặt khác, việc cử người khác giám hộ chỉ được thực hiện khi không có người giám hộ đương nhiên (Điều 63 BLDS), ở đây chúng ta chưa nói đến vấn đề ly hôn là một quyền nhân thân, phải do chính họ thực hiện không thể chuyển giao cho người khác (Điều 24 BLDS).
 Vậy ai sẽ đóng vai trò là người đại diện cho người bị mất năng lực hành vi dân sự trong trường hợp đặc biệt này? Theo chúng tôi, khi Tòa án đã thụ lý vụ án ly hôn theo yêu cầu của người vợ hoặc chồng với người mất năng lực hành vi dân sự thì căn cứ vào Điều 76 BLTTDS, Tòa án sẽ chỉ định người đại diện: “Trong khi tiến hành tố tụng dân sự, nếu có đương sự là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà không có người đại diện hoặc người đại diện theo pháp luật của họ thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 75 của bộ luật này thì Tòa án phải chỉ định người đại diện để tham gia tố tụng tại Tòa án”. Vấn đề là sau đó Tòa nên chỉ định người đại diện là những người có mối liên hệ thân thích với người bệnh để làm sao bảo vệ được tốt nhất quyền lợi hợp pháp cho người bệnh.
 Ly hôn trong trường hợp người bị bệnh tâm thần là người khởi kiện: Vấn đề đặt ra ở đây người bị bệnh không phải là chấm dứt hôn nhân vì họ đã bị bệnh tâm thần nên không có khả năng nhận thức, không làm chủ được hành vi của mình nên họ không thể biết việc ly hôn là thế nào, cuộc sống của họ hoàn toàn lệ thuộc vào người khác nên việc giải quyết ly hôn là để được giải quyết phần tài sản chung của vợ chồng nhằm đáp ứng cuộc sống của họ (Vì trong thực tế có một số trường hợp khi một bên bị bệnh tâm thần thì phía bên vợ hoặc bên chồng bình thường không quan tâm, không có trách nhiệm gì hoặc đối xử không tốt với người chồng hoặc người vợ mất năng lực hành vi dân sự và có thể họ còn khai thác tài sản chung của vợ chồng cho những lợi ích riêng của riêng mình).
 Việc giải quyết ly hôn của họ ở đây sẽ được thông qua người giám hộ, đại diện như trường hợp trên, người bị bệnh tâm thần là nguyên đơn do người đại diện thực hiện.
 Về chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại khoản 2 Điều 27 BLTTDS: “Tranh chấp về tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân”. Vậy người đại diện cho người mất năng lực hành vi dân sự có thể đại diện cho họ để khởi kiện chia tài sản chung theo thủ tục người đại diện, vì ở đây không giải quyết về hôn nhân nên không liên quan đến quyền nhân thân (mà họ không được chuyển giao), Tòa án chỉ giải quyết về việc chia tài sản chung, thực hiện thông qua người đại diện và để tránh xung đột, đối lập về quyền lợi thì Tòa án có thể chỉ định người đại diện theo quy định tại khoản 3 Điều 141 BLTTDS. Việc giải quyết vụ án về tranh chấp tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân được giải quyết theo thủ tục chung được quy định ở BLTTDS mà vẫn đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người vợ hoặc người chồng bị mất năng lực hành vi dân sự.
 Trên đây là một số ý kiến xuất phát từ thực tiễn áp dụng các quy định của BLTTDS và các quy định liên quan trong việc giải quyết vụ việc ly hôn mà một bên mắc bệnh tâm thần và chúng tôi xin được chia sẻ với bạn đọc và các đồng nghiệp.
Từ nhu cầu thực tế của cuộc sống cần giải quyết ly hôn và việc yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn có thể xảy ra hai trường hợp: Một bên vợ (chồng) của người bị bệnh tâm thần yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Bên người bị bệnh tâm thần cần phải giải quyết ly hôn vì lúc này người bị bệnh tâm thần cuộc sống của họ phải nhờ vào người khác (mà một bên vợ hoặc chồng không có trách nhiệm) do đó họ cần được chia tài sản chung để đảm bảo cho cuộc sống của họ. 
 
Về căn cứ cho ly hôn được quy định tại Điều 89 Luật Hôn nhân và gia đình Tòa án căn cứ để giải quyết như sau: “Tòa án xem xét yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được, thì Tòa án quyết định cho ly hôn”. Nhưng chúng ta biết rằng người bị bệnh tâm thần là người không có khả năng nhận thức, không làm chủ được hành vi của mình. Do đó khi có một bên có yêu cầu ly hôn thì có thể giải quyết ly hôn thông qua một trong các thủ tục sau: 
 
Thông qua người đại diện: Tại khoản 3 Điều 73 của Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) quy định: “…đối với việc ly hôn, đương sự không được uỷ quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng”. Đối với người bị bệnh tâm thần họ không có khả năng nhận thức nên họ không biết gì về ly hôn, cũng không biết gì về uỷ quyền và họ cũng không thể thực hiện được việc uỷ quyền. Do đó không thể thực hiện được thủ tục đại diện để giải quyết việc ly hôn đối với người bị bệnh tâm thần.
 
Thông qua người giám hộ: Theo quy định tại khoản 2 Điều 58 của Bộ luật Dân sự (BLDS) thì: “Người được giám hộ bao gồm:… b, Người mất năng lực hành vi dân sự”. Người mất năng lực hành vi dân sự theo quy định tại khoản 1 Điều 22 BLDS: “Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc do bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở của tổ chức giám định”.
 
Mặt khác trong BLTTDS cũng như Luật Hôn nhân và gia đình không quy định Tòa án được giải quyết ly hôn đối với người bị bệnh tâm thần nhưng tại Điều 182 BLTTDS có quy định về những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được. Khoản 3 điều luật này quy định: “Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự”. Khoản 3 Điều 182 BLTTDS quy định về trường hợp không tiến hành hòa giải được, tức là việc ly hôn của người bị bệnh tâm thần được giải quyết theo thủ tục tố tụng của BLTTDS.
 
Như vậy khi giải quyết ly hôn với một người bị bệnh tâm thần thì được giải quyết theo thủ tục có người giám hộ sau khi người bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác không nhận thức làm chủ hành vi của mình được Tòa án quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự có hiệu lực pháp luật. 
 
Khi một người đã mất năng lực hành vi dân sự thì người giám hộ đương nhiên là người vợ hoặc chồng theo khoản 1 Điều 62 BLDS “Trong trường hợp vợ mất năng lực hành vi dân sự thì người chồng là người giám hộ; nếu chồng mất năng lực hành vị dân sự thì người vợ là người giám hộ”. Hoặc theo khoản 2 Điều 24 Luật Hôn nhân và gia đình quy định “Vợ chồng đại diện cho nhau khi một bên mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có đủ điều kiện làm người giám hộ hoặc khi một bên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà bên kia được Tòa án chỉ định làm người đại diện theo pháp luật cho người đó”. Song nếu để vợ hoặc chồng người bệnh làm người giám hộ thì không đảm bảo công bằng vì quyền lợi đối lập nhau, lúc này người vợ hoặc chồng làm thủ tục xin ly hôn có hai tư cách: Vừa là nguyên đơn vừa là người giám hộ, đại diện cho người mất năng lực hành vi dân sự (bị đơn). Đây là trường hợp không được tồn tại trong một vụ án vì quyền lợi hai bên rõ ràng là đối lập nhau (khoản 1 Điều 75 BLTTDS). Mặt khác, việc cử người khác giám hộ chỉ được thực hiện khi không có người giám hộ đương nhiên (Điều 63 BLDS), ở đây chúng ta chưa nói đến vấn đề ly hôn là một quyền nhân thân, phải do chính họ thực hiện không thể chuyển giao cho người khác (Điều 24 BLDS).
 
Vậy ai sẽ đóng vai trò là người đại diện cho người bị mất năng lực hành vi dân sự trong trường hợp đặc biệt này? Theo chúng tôi, khi Tòa án đã thụ lý vụ án ly hôn theo yêu cầu của người vợ hoặc chồng với người mất năng lực hành vi dân sự thì căn cứ vào Điều 76 BLTTDS, Tòa án sẽ chỉ định người đại diện: “Trong khi tiến hành tố tụng dân sự, nếu có đương sự là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà không có người đại diện hoặc người đại diện theo pháp luật của họ thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 75 của bộ luật này thì Tòa án phải chỉ định người đại diện để tham gia tố tụng tại Tòa án”. Vấn đề là sau đó Tòa nên chỉ định người đại diện là những người có mối liên hệ thân thích với người bệnh để làm sao bảo vệ được tốt nhất quyền lợi hợp pháp cho người bệnh.
 
Ly hôn trong trường hợp người bị bệnh tâm thần là người khởi kiện: Vấn đề đặt ra ở đây người bị bệnh không phải là chấm dứt hôn nhân vì họ đã bị bệnh tâm thần nên không có khả năng nhận thức, không làm chủ được hành vi của mình nên họ không thể biết việc ly hôn là thế nào, cuộc sống của họ hoàn toàn lệ thuộc vào người khác nên việc giải quyết ly hôn là để được giải quyết phần tài sản chung của vợ chồng nhằm đáp ứng cuộc sống của họ (Vì trong thực tế có một số trường hợp khi một bên bị bệnh tâm thần thì phía bên vợ hoặc bên chồng bình thường không quan tâm, không có trách nhiệm gì hoặc đối xử không tốt với người chồng hoặc người vợ mất năng lực hành vi dân sự và có thể họ còn khai thác tài sản chung của vợ chồng cho những lợi ích riêng của riêng mình).
 
Việc giải quyết ly hôn của họ ở đây sẽ được thông qua người giám hộ, đại diện như trường hợp trên, người bị bệnh tâm thần là nguyên đơn do người đại diện thực hiện. 
 
Về chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại khoản 2 Điều 27 BLTTDS: “Tranh chấp về tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân”. Vậy người đại diện cho người mất năng lực hành vi dân sự có thể đại diện cho họ để khởi kiện chia tài sản chung theo thủ tục người đại diện, vì ở đây không giải quyết về hôn nhân nên không liên quan đến quyền nhân thân (mà họ không được chuyển giao), Tòa án chỉ giải quyết về việc chia tài sản chung, thực hiện thông qua người đại diện và để tránh xung đột, đối lập về quyền lợi thì Tòa án có thể chỉ định người đại diện theo quy định tại khoản 3 Điều 141 BLTTDS. Việc giải quyết vụ án về tranh chấp tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân được giải quyết theo thủ tục chung được quy định ở BLTTDS mà vẫn đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người vợ hoặc người chồng bị mất năng lực hành vi dân sự.  
 
Trên đây là một số ý kiến xuất phát từ thực tiễn áp dụng các quy định của BLTTDS và các quy định liên quan trong việc giải quyết vụ việc ly hôn mà một bên mắc bệnh tâm thần và chúng tôi xin được chia sẻ với bạn đọc và các đồng nghiệp.



Nguồn: http://www.antlawyers.com/giai-quyet-ly-hon-voi-mot-ben-mac-benh-tam-than/#ixzz5pShw5gig

Hướng Dẫn Xác Định Giá Trị Được Hoàn Trả Khi Đất Bị Thu Hồi

Cách xác định giá trị còn lại khi đất bị thu hồi như thế nào?

Ngày 2/8/2017, Bộ Tài chính  đưa ra dự thảo Thông tư 80/2017/TT-BTC hướng dẫn việc xác định giá trị quyền sử dụng đất , tài sản trên đất được hoàn trả khi Nhà nước thu hồi đất và việc quản lý, sử dụng số tiền hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nhưng không được bồi thường về đất.


Theo đó, Dự thảo nêu rõ cách xác định giá trị còn lại của tài sản gắn liền với đất đã tạo lập hợp pháp theo quy định của pháp luật mà không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước để hoàn trả cho chủ sở hữu tài sản khi Nhà nước thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai. Việc xác định giá trị còn lại của tài sản gắn liền với đất đã tạo lập hợp pháp theo quy định của pháp luật mà không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước để hoàn trả cho chủ sở hữu tài sản được thực hiện tại thời điểm Nhà nước quyết định thu hồi đất.
Xác định giá trị quyền sử dụng đất, tiền thuê đất, giá trị còn lại của tài sản gắn liền với đất để hoàn trả cho NSDĐ khi NSDĐ tự nguyện trả lại đất.
Xác định tiền thuê đất đã trả trước còn lại để hoàn trả cho NSDĐ khi NSDĐ được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm nhưng đã trả trước tiền thuê đất nhiều năm.
Chi tiết cách xác định việc hoàn trả trong các trường hợp trên xem tại Điều 3, 4, 5 của Thông tư này.
Thông tư 80/2017/TT-BTC có hiệu lực kể từ ngày 15/9/2017.


Nguồn: http://www.antlawyers.com/huong-dan-xac-dinh-gia-tri-duoc-hoan-tra-khi-dat-bi-thu-hoi/#ixzz5pOXwwrYC

Thứ Tư, 29 tháng 5, 2019

Tư vấn Thành Lập Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn

Công ty luật chúng tôi với các luật sư, chuyên viên pháp lý có kinh nghiệm thực tiễn tư vấn và cung cấp cách dịch vụ pháp lý cho doanh nghiệp đảm bảo tuân thủ pháp luật và thúc đẩy hoạt động kinh doanh. Dưới đây là thủ tục thành lập Công ty TNHH.


1. Hồ sơ thành lập công ty TNHH
– Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền quy định
– Dự thảo điều lệ công ty
– Danh sách thành viên và các giấy tờ kèm theo sau đây
+ Đối với thành viên là cá nhân: bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác
+ Đối với thành viên là tổ chức: bản sao Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác của tổ  chức; văn bản ủy quyền, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền.
Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải có chứng thực của cơ quan nơi tổ chức đó đã đăng ký không quá ba tháng trước ngày nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh.
– Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
– Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân khác đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.
2. Thủ tục thành lập công ty Trách nhiệm hữu hạn
– Người thành lập doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh đầy đủ theo quy định của Pháp luật tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền và phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của nội dung hồ sơ đăng ký kinh doanh.
– Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét hồ sơ đăng ký kinh doanh. Nếu hồ sơ đầy đủ, cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ. Nếu từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì thông báo bằng văn bản cho người thành lập biết, trong thông báo phải nêu rõ lý do từ chối và các điểm cần sửa đổi, bổ sung.
– Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét và chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; không được yêu cầu người thành lập nộp thêm các giấy tờ khác không theo quy định của luật này.
– Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh gắn với dự án đầu tư cụ thể thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư.


Nguồn: http://www.antlawyers.com/thu-tuc-thanh-lap-cong-ty-trach-nhiem-huu-han/#ixzz5pN1pPtAx

Sửa Hóa Đơn Viết Sai Như Thế Nào ?

Kế toán là một ngành đặc thù luôn gắn với những con số và những luật định yêu cầu người làm kế toán cần hết sức tỉ mỉ, cẩn thận, hiểu và nắm bắt cập nhật một cách kịp thời.


Kế toán lập hóa đơn sai nhưng chưa giao cho khách hàng thì nên xử lý như thế nào?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 của Bộ Tài chính thì: Trường hợp lập hóa đơn chưa giao cho khách hàng, người bán gạch chéo các liên và lưu giữ số hóa đơn lập sai nếu phát hiện hóa đơn lập có sai sót.
Công ty muốn thay đổi một số thông tin trên hóa đơn và không muốn sử dụng số hóa đơn còn tồn thì công ty có được hủy những hóa đơn đó không?
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Thông tư 39/2014/TT-BTC: doanh nghiệp có thể thực hiện hủy số hóa đơn đó như đồng thời thực hiện thông báo phát hành hóa đơn mới theo quy định.
Lập hóa đơn như thế nào khi danh mục hàng hóa, dịch vụ nhiều hơn số dòng trên hóa đơn?
Theo quy định tại Điều 19 Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 thì:
Có hai cách:
  • Cách 1: Người bán hàng ghi liên tiếp nhiều hóa đơn, ở hóa đơn đầu tại dòng cuối để ghi hàng hóa ghi ‘tiếp số sau” và ở hóa đơn tiếp dòng đầu để ghi hàng hóa ghi “tiếp số trước”, và liệt kê tiếp những hàng hóa còn lại, làm tương tự cho đến hàng hóa cuối cùng và gạch chéo phần còn trống ở hóa đơn cuối cùng nếu còn.
  • Cách 2: Sử dùng kèm bảng kê. Bảng kê cần nêu rõ theo hóa đơn số/ngày/tháng/năm và có đầy đủ chữ ký của người bán, người mua như trên hóa đơn.
Đồng thời trên hóa đơn ghi tên gọi chung của mặt hàng tại mục tên hàng và ghi kèm theo bảng kê số /ngày/tháng/năm. Nếu bảng kê có nhiều hơn một trang thì cần đánh số trang và đóng dấu giáp lai.
Cả hai bên cần lưu bảng kê kèm hóa đơn và số bảng kê phát hành phù hợp với số liên hóa đơn.
Công ty dùng hàng hoá tự sản xuất để trả lương cho người lao động thì có phải lập hóa đơn không?
Công ty bạn phải lập hóa đơn khi dùng hàng hóa tự sản xuất để trả thay lương cho người lao động. Công ty phải lập hoá đơn GTGT (hoặc hoá đơn bán hàng), trên hoá đơn ghi đầy đủ các chỉ tiêu và tính thuế GTGT như hoá đơn xuất bán hàng hoá, dịch vụ cho khách hàng. Điều này được quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 14, Chương III, Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 của BTC)
Công ty kinh doanh có nhiều khách hàng không lấy hóa đơn khi mua hàng vậy công ty có cần lập hóa đơn không?
Theo thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 của Bộ Tài chính nêu rõ: nếu một công ty cung cấp hàng hóa dịch vụ cho bên thứ hai mà giao dịch có giá trị từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần nhưng bên thứ hai không lấy hóa đơn thì Công ty bạn vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ “người mua không lấy hoá đơn” tại mục “Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua”.
 Trường hợp công ty bán hàng có giảm giá thì cách lập hóa đơn như thế nào?
Trên hóa đơn GTGT ghi giá bán đã giảm, thuế GTGT, tổng giá thanh toán đã có thuế GTGT. Nếu việc giảm giá áp dụng căn cứ vào số lượng, doanh số hàng hóa, dịch vụ thực tế mua đạt mức nhất định nào đó thì số tiền giảm giá của hàng hóa đã bán khi chưa đạt mức được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau. Khi này trên hóa đơn cần ghi rõ số tiền được giảm giá và số hóa đơn được giảm giá .
Nếu bán hàng qua điện thoại hoặc FAX nên không có chữ ký của khách hàng thì phải ghi như thế nào?
Bạn không nhất thiết phải có chữ ký, ghi rõ họ tên trên hoá đơn. Khi lập hoá đơn tại mục “người mua hàng (ký, ghi rõ họ tên)”, Công ty bạn phải ghi rõ là bán hàng qua điện thoại, FAX. Bạn có thể tham khảo thêm tại Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 chương III.
Nếu hóa đơn ủy nhiệm do bên nhận ủy nhiệm lập thì tên đơn vị bán là tên đơn vị ủy nhiệm hay đơn vị được ủy nhiệm?
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 17, Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 thì: Công ty bạn vẫn phải ghi tên đơn vị bán là đơn vị uỷ nhiệm và đóng dấu đơn vị ủy nhiệm phía trên bên trái của tờ hóa đơn.
Nếu hóa đơn tự in được in từ thiết bị của bên được ủy nhiệm hoặc hóa đơn điện tử thì không phải đóng dấu của đơn vị ủy nhiệm.
Hãy liên hệ Công ty luật uy tín để được tư vấn.


Nguồn: http://www.antlawyers.com/sua-hoa-don-viet-sai-nhu-the-nao/#ixzz5pIYZ4d18

Thứ Ba, 28 tháng 5, 2019

Dịch Vụ Cấp Phiếu Lý Lịch Tư Pháp Cho Công Dân Việt Nam, Công Dân Nước Ngoài Đang Cư Trú Tại Việt Nam

Lý lịch tư pháp được yêu cầu trong nhiều trường hợp để xin việc, nhập cư, …hay thực hiện một số thủ tục khác.
Các cá nhân có thể tự mình hoặc thông qua người khác nộp yêu cầu xin cấp lý lịch tư pháp.
Thông thường, việc xin lý lịch tư pháp được thực hiện như sau:

1. Trình tự thực hiện:
– Nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp:
+ Công dân Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi người đó thường trú; trường hợp không có nơi thường trú thì nộp tại Sở Tư pháp nơi người đó tạm trú; trường hợp cư trú ở nước ngoài thì nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú trước khi xuất cảnh.
+ Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam thì nộp tại Sở Tư pháp nơi người đó cư trú.
2Thành phần hồ sơ:
– Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo mẫu quy định
– Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu;
– Bản sao sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú;
– Văn bản ủy quyền trong trường hợp ủy quyền;
– Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp (dùng cho cá nhân trong trường hợp ủy quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1)
Khách hàng có thể sử dụng dịch vụ xin cấp lý lịch tư pháp của Công ty luật nhanh chóng, đảm bảo, đặc biệt trong trường hợp cá nhân ở xa không có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với Sở tư pháp địa phương trên cả nước.


Nguồn: http://www.antlawyers.com/xin-cap-phieu-ly-lich-tu-phap-cho-cong-dan-viet-nam-cong-dan-nuoc-ngoai-dang-cu-tru-tai-viet-nam/#ixzz5pH7dRSth